Lịch sử Chủ_nghĩa_Marx–Lenin

Karl MarxFriedrich Engels

Chủ nghĩa Marx – Lenin được xây dựng bởi các nhà sáng lập chủ nghĩa cộng sản Marx, Engels, đưa đến sự thành lập Đệ Nhất Quốc tế. Từ những cơ sở về khoa học tự nhiênkhoa học xã hội, Marx và Engels sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư, từ đó chỉ ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Trong khoa học tự nhiên có:

Trong khoa học xã hội có:

Sau sự ly khai của những người vô chính phủ, quốc tế thứ nhất tan vỡ. Đệ Nhị Quốc tế thành lập, nhưng sau đó bị chi phối bởi phần lớn là những người Marxist theo chủ nghĩa xét lại. Lenin dựa trên các lý thuyết của Marx đưa ra các ý tưởng của mình gọi là chủ nghĩa Lenin, đưa tới sự thành lập của các Đảng Cộng sản và Đệ Tam Quốc tế. Năm 1938, Liên Xô xuất bản tác phẩm Lịch sử ngắn gọn của Đảng Cộng sản Liên Xô (Bolsheviks) của Stalin tạo ra khái niệm Chủ nghĩa Marx-Lenin. Stalin kết hợp chủ nghĩa Marxchủ nghĩa Lenin, giản lược hóa chúng thành chủ nghĩa Marx–Lenin để tuyên truyền rộng rãi ra công chúng và phổ biến ra toàn thế giới. Bằng cách thực hành chủ nghĩa Marx, Stalin đã thủ tiêu nó đồng thời giản lược hóa nó. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Stalin khác hẳn tầm nhìn của Marx. Thuật ngữ chủ nghĩa Marx–Lenin đã được sử dụng bởi các đảng cộng sản chịu ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Liên Xô.[4][5] Những người theo chủ nghĩa Trotsky phản đối Stalin thành lập Đệ Tứ Quốc tế. Phong trào của những người theo Đệ Tam Quốc tế sau cũng bị phân nhánh. Một số theo Trung Quốc thường lấy tên đảng là Đảng Cộng sản (Marxism – Leninism) khẳng định đi theo chủ nghĩa Marx – Lenin trong khi thực chất theo chủ nghĩa Mao, một số khác ủng hộ Liên Xô theo chủ nghĩa Lenin và chủ nghĩa Stalin.

V. I. Lenin

Nhiều Đảng Cộng sản trước đây ít nhiều bị ảnh hưởng các tư tưởng của Stalin hay Mao. Hiện nay nhiều đảng đã sửa đổi Cương lĩnh, chịu ảnh hưởng của Marx – Lenin ở mức độ khác nhau. Nhiều đảng chủ trương kinh tế thị trường trong giai đoạn quá độ tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Nhà sử học Marx – Lenin đương đại Eric Hobsbawm, đã trình bày quan điểm trong bối cảnh diễn ra khi cuộc khủng hoảng tài chính 2007–08, kéo theo các khủng hoảng ngân hàng, khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng nợ công ở châu Âu. Ông khái quát quan điểm những người Marxist với hệ thống tư bản chủ nghĩa, về vai trò lịch sử của Chủ nghĩa Marx – Lenin:

"... Không có giải pháp nào là vĩnh cửu. Chủ nghĩa tư bản cũng thế, nó có sống dai đến đâu, có hiển hiện trong đầu óc người ta như một cái gì không thể thay đổi tới mức nào, rồi nó cũng sẽ biến mất, sớm hay muộn mà thôi... Về vật chất thì với rất nhiều người, thế giới ngày nay đã được cải thiện. Nhưng về tinh thần, chính trị và đạo đức thì người ta không tiến kịp, hiện tại có lẽ còn đang thụt lùi. Vậy đâu là những giá trị của cuộc sống? Vì sao chúng ta sống trên đời? Sống để làm gì?... Trong 30, 40 năm gần đây, người ta đã khước từ một cách hệ thống việc đánh giá chủ nghĩa tư bản theo tinh thần duy lý. Một hệ thống bóc lột và phá hủy môi trường, cưa chính cái cành cây mà mình đang ngồi? Và bây giờ cành cây gãy răng rắc khắp nơi. Có lẽ nhân loại rồi sẽ ân hận vì không nghe theo Rosa Luxemburg: hoặc chủ nghĩa xã hội, hoặc trở về thời mông muội. Karl Marx chưa bao giờ lập luận chống lại các nhà tư bản tham lam. Ông ấy chỉ chống lại một hệ thống tất yếu đẻ ra lòng tham. Trong chế độ tư bản, ai cũng buộc phải chạy theo lợi thế cho bản thân, không làm thế là chết. Những người như Marx và Schumpeter biết rõ rằng chủ nghĩa tư bản là một thứ không đứng yên, nó phát triển và tiến với tinh thần cách mạng về phía trước, nhưng nó cũng tất yếu sụp đổ và luôn gắn liền với những khủng hoảng quy mô khác nhau và có thể hết sức khốc liệt."[6]

Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu (do kinh tế gặp nhiều khó khăn, trong khi nhà nước không có dấu hiệu tự triệt tiêu như ý tưởng của Marx), dẫn đến sự suy yếu của phong trào cộng sản trên toàn thế giới. Nhiều nước phải chấp nhận kinh tế thị trường (Lenin cho thi hành trong thời kỳ NEP như là một giai đoạn quá độ). Chủ nghĩa tư bản, và chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa dân tộc trở thành những động lực đáng kể cho phát triển kinh tế.